Các đại lý ô tô Mỹ mong muốn được bán xe Vinfast
Theo tờ Reuters, rất nhiều các đại lý phân phối xe hơi tại Mỹ đang cố gắng liên lạc để bày tỏ sự quan tâm đối với xe điện Vinfast, họ hi vọng hãng sẽ cung cấp cụ thể hơn thông tin về kế hoạch và chiến lược bán hàng, yêu cầu thực tế đối với các đại lý, kế hoạch phân phối phụ tùng thay thế và chính sách bảo hành đối với xe.
Ông George Glassman, chủ tịch của Glassman Automotive Group, công ty chuyên phân phối 5 thương hiệu ô tô tại thành phố Detroit cho rằng: “Công ty của chúng tôi vẫn cần phân phối nhiều thương hiệu hơn và chúng tôi đang thực sự tìm hiểu về Vinfast để đưa ra các quyết định sáng suốt.”
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất tại Mỹ không trực tiếp bán hàng tới tay người tiêu dùng (B2C) mà qua kênh phân phối của các đại lý ô tô (B2B).
Duy nhất trong thị trường xe điện Mỹ chỉ có Tesla hiện nay tự tổ chức các đại lý phân phối chính hãng xe tới khách hàng. Vinfast cũng nhận thấy đây là hình thức tuyệt vời và thuận lợi. Dù vậy, theo CEO Lê Thị Thu Thủy chia sẻ với Reuters thì việc tự triển khai các đại lý chính hãng trong thời điểm hiện nay sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc. Thay vào đó, hợp tác với các đại lý phân phối ô tô khác để đẩy nhanh quá trình bán hàng sẽ là mục tiêu của hãng.
Còn nhiều thắc mắc khiến các đại lý e dè
Dù cho sự quan tâm và mong muốn hợp tác với Vinfast đang là nhu cầu hiện tại của các đại lý ô tô ở Mỹ, tuy nhiên vẫn còn không ít các thắc mắc và những điều khoản cần được làm rõ khiến cho những công ty này còn e dè.
Theo đại diện của một số đại lý, còn khá nhiều câu hỏi tồn đọng của họ vẫn chưa được Vinfast Bắc Mỹ trả lời, bao gồm cả việc hãng sẽ phân phối các bộ phận cần thiết để sửa chữa và thay thế cho xe khi gặp sự cố như thế nào.
Theo ông Scott Fink, CEO của Fink Automotive Group, công ty chuyên phân phối các dòng xe của 2 hãng Volkswagen và Subaru ở thành phố Tampa, tiểu bang Florida cho biết: “Các đại lý rất quan tâm đến danh tiếng của mình. Nếu tôi bán cho khách hàng một chiếc ô tô mà họ không nhận được những tấm chắn bùn của chiếc xe đó, họ sẽ tức giận với chúng tôi. Chúng tôi không thể làm như thế.”
Bên cạnh các thắc mắc về linh kiện phụ tùng của xe, một số đại lý cho rằng Vinfast cần phải cho các đối tác phân phối của mình mức lợi nhuận hấp dẫn hơn để bù đắp lại những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Ngoài ra, họ cũng đề xuất hãng cần phải có một chính sách bảo hành thật tốt nhằm thu hút niềm tin của khách hàng.
Nhìn chung, các công ty phân phối ô tô trên khắp nước Mỹ đang có một cái nhìn thiện cảm đối với Vinfast bất chấp việc họ còn thận trọng khi đặt vấn đề hợp tác. Đối với câu hỏi liệu những công ty này có cảm thấy khó khăn khi Vinfast là một thương hiệu mới, các đại lý vẫn cực kỳ lạc quan cho rằng đó sẽ không là rào cản đáng quan tâm, bởi những tập đoàn ô tô nước ngoài thành công tại Mỹ như Toyota Corp, Honda Motor hay Hyundai Motor đều bắt đầu chinh phục thị trường này từ những quy mô rất nhỏ cho tới khi gặt hái thành công như hiện nay.
Cuối cùng, ông Beau Boeckmann, chủ tịch của Galpin Motors, công ty phân phối tới 12 hãng xe tại Los Angeles và là người đã trực tiếp sang Việt Nam để thăm cơ sở sản xuất của Vinfast tại Hải Phòng khẳng định rằng: “Các đại lý là những nhà kinh doanh và họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu nó là một sản phẩm tốt, người ta sẽ đón nhận nó.”
Hùng Dũng (theo Autonews)
Bạn có bình luận thế nào về câu chuyện trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dù doanh số giảm sâu, song theo Porsche, điều này không hề khiến hãng gặp khó khăn mà ngược lại, lợi nhuận ròng thu về của hãng đã tăng 9% lên mức 5,8 tỷ đô la sau 3 quý vừa qua của năm 2023 so với cùng thời điểm năm 2022. Doanh thu tổng thể tăng lên 30,1 tỷ đô la, vượt qua cả các đánh giá của giới chuyên gia và các nhà phân tích quốc tế.
Lý giải về vấn đề này, CEO Porsche, ông Oliver Blume cho biết rằng nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của Porsche vẫn rất cao và người mua đang ngày càng có xu hướng bổ sung những option “độc quyền” lên chiếc xế hộp của họ.
Đáng chú ý nhất, dù doanh số giảm song số lượng các mẫu xe có tỷ suất lợi nhuận cao của Porsche lại tăng mạnh. Theo nhà sản xuất, dòng xe thể thao cấp 911 trong 9 tháng đầu năm đã bán ra 38.789 chiếc, tăng tới 27% so với năm 2022. Mẫu 718 cả phiên bản Boxster và Cayman bán ra 16.458 chiếc, tăng tới 18%. Mẫu xe điện toàn phần duy nhất hiện nay của hãng, Porsche Taycan bán ra 27.885 chiếc, cũng tăng tới 11%.
Nhà sản xuất xe sang tới từ Đức này vẫn cực kỳ tự tin khi đặt ra kỳ vọng có thể đạt doanh thu 44,5 tỷ đô la cho tới hết năm 2023 và tăng mức tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu từ 18,3% như hiện nay lên mức 19%. Cùng với đó, đặt mục tiêu điện khí hóa cao khi 80% tổng số xe được bán ra sẽ là xe điện kể từ năm 2030.
Trong một diễn biến có liên quan, công ty mẹ của Porsche, tập đoàn Volkswagen vừa công bố báo cáo tài chính kết thúc quý III thấp hơn dự kiến khi chi phí sản xuất tăng cao và nhu cầu của người tiêu dùng đối với xe điện không thực sự đạt như kỳ vọng.
Hùng Dũng(theo Bloomberg)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Thông báo triệu hồi xe được Ford Australia gửi đến Cục Cơ sở hạ tầng nói rõ nguyên nhân: "Do vấn đề về phần mềm, trong một số trường hợp nhất định, nếu mức điện áp của bình ắc quy giảm xuống dưới ngưỡng tới hạn, cần số có thể tự động chuyển sang chế độ P khi xe đang di chuyển ở tốc độ dưới 6km/h. Điều này có thể khiến xe dừng đột ngột mà đèn phanh sau không sáng như dự định."
“Việc dừng đột ngột khi đang lái xe ở tốc độ thấp và đèn phanh sau không sáng như dự định có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, gây thương tích hoặc tử vong cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông khác”, thông báo chỉ ra.
Trong khi đó, người phát ngôn của Ford Australia cho biết các trường hợp nằm trong diện triệu hồi chỉ là những mẫu Ford Ranger và Everest được trang bị động cơ 2.0 Bi-Turbo đi kèm cần số điện tử e-Shifter.
"Trên các xe bị ảnh hưởng này, phần mềm mô-đun điều khiển hệ thống truyền động (PCM) có thể hạn chế đầu ra sạc của máy phát điện trong một số trường hợp nhất định. Việc triệu hồi sẽ không cần phải thay thế bộ phần nào để khắc phục sự cố mà chỉ cần cập nhật phần mềm PCM", phát ngôn của Ford Australia nhấn mạnh.
Hiện tại, Ford Australia đã công bố danh sách số VIN nhận dạng của 4.841 xe Ford Everest, Ranger và Ranger Raptor liên quan đến đượt triệu hồi lần này, khuyến cáo chủ xe liên hệ với đại lý ủy quyền của Ford để được kiểm tra và khắc phục miễn phí.
Tại Australia, hầu hết xe Ford Everest, Ranger và Ranger Raptor thế hệ mới được nhập khẩu từ nhà máy Ford ở Thái Lan. Đây cũng là nơi cung ứng cho nhiều thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài thị trường Australia, thị trường Phillipines cũng đã ghi nhận một số rất ít trường hợp liên quan đến vấn đề này.
Tại Việt Nam, các dòng xe Ford được nhập khẩu từ Thái Lan chỉ có mẫu xe SUV 7 chỗ Ford Everest và mẫu xe bán tải hiệu suất cao Ford Ranger Raptor. Ford Everest đang được bán ra thị trường dưới 5 phiên bản nhưng chỉ có 2 phiên bản là Wildtrak 2.0L AT 4x4 và Titanium+ 2.0L AT 4x4 là được trang bị động cơ 2.0 Bi-Turbo và cần số điện tử e-Shifter.
Tuy nhiên, hiện trong các hội nhóm những người sử dụng xe Ford chưa ghi nhận các trường hợp phản ảnh về lỗi kể trên. VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến vụ việc này sau khi có những thông báo mới từ Ford Việt Nam.
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!